Tài khoản

Thời điểm "vàng" mẹ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm

Thời điểm thích hợp

Theo khuyến nghị của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), độ tuổi nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm là 6 tháng tuổi. Trong 6 tháng đầu đời, sữa là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất dành cho bé và nó vẫn tiếp tục là nguồn dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của bé đến 12 tháng tuổi. 

Vì sao không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm? 

  • Ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn non nớt của bé chưa đủ khả năng hấp thụ các dạng thức ăn khó tiêu hóa hơn sữa mẹ/sữa công thức, do đó bé hầu như không nhận được dinh dưỡng từ thức ăn.  
  • Khi bé ăn dặm quá sớm, khả năng tiêu hóa thức ăn của hệ tiêu hóa còn kém, bé sẽ luôn cảm thấy no và sẽ bú sữa ít hơn, thậm chí bỏ bú. Tình trạng bú ít hoặc bỏ bú khiến bé không nạp đủ lượng sữa cần thiết cho nhu cầu phát triển của mình, hậu quả là bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, suy giảm hệ miễn dịch,...
  • Hệ miễn dịch của bé chưa phát triển trọn vẹn, nên nguy cơ bé bị nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa và dị ứng sẽ cao hơn.

Dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm 

Dù theo khuyến cáo, bạn nên cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số bé có thể đã sẵn sàng ăn dặm sớm hơn, dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đã chuẩn bị đầy đủ để tập ăn thức ăn khác ngoài sữa:

Chỉ cho bé ăn dặm khi bé có đủ hoặc đa số các dấu hiệu sau:  

  • Bé có thể ngồi vững khi có sự trợ giúp của người lớn (đây là dấu hiệu đặc biệt quan trọng).
  • Bé có thể giữ thẳng đầu khá lâu (dấu hiệu đặc biệt quan trọng).
  • Khi bé gặm đồ chơi, bé có vẻ như đang nhai chúng.
  • Giảm phản xạ đẩy lưỡi để đùn thức ăn ra ngoài.
  • Bé thích thú nhìn người lớn ăn, há miệng và ngọ nguậy không ngừng.
  • Bé với tay chộp lấy đồ ăn và đưa vào mồm chính xác (Ăn dặm bé chỉ huy).
  • Bé được 5.5 -6 tháng tuổi trở lên.
  • Với các phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống: Bé có vẻ mau đói hơn.


 

 

 

  Thích
  Facebook
Xem thêm bình luận